Dấu hiệu bệnh sùi mào gà là gì? Làm thế nào để nhận biết các triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này càng sớm càng tốt? Cùng Blogcontrai tìm hiểu ngay sau đây.
Bệnh sùi mào là gì?
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà và nguyên nhân hình thành bệnh
Sùi mào gà còn được biết đến với tên gọi bệnh mụn cóc sinh dục hay mụn rộp sinh dục. Những cái tên này phần nào thể hiện được dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Căn bệnh này là bệnh lây truyền qua đường sinh dục do virus Human Papillomavirus gây nên.
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây qua đường sinh dục phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ với tỷ lệ lây nhiễm cao. Khi quan hệ tình dục, virus Human Papillomavirus sẽ lây truyền từ người bệnh sang người lành. Trong một số trường hợp nếu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, có thể chống lại virus Human Papillomavirus. Các dấu hiệu bệnh sùi mào gà hay triệu chứng nhiễm trùng sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít.
Các dấu hiệu bệnh sùi mào gà
Khi bị lây nhiễm bởi virus Human Papillomavirus, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu bệnh sùi mào gà bao gồm:
- Nổi lên những nốt sùi nhỏ màu trắng hoặc có màu xám ở bộ phận sinh dục.
- Nhiều mụn nhọt nhỏ li ti nằm sát nhau thành mảng như bông súp lơ.
- Bộ phận sinh dục cảm thấy ngứa ngáy, đau rát và gây khó chịu.
- Có thể chảy máu khi quan hệ tình dục.
Ở nam giới những mụn nhọt nhỏ sẽ xuất hiện ở phần đầu hoặc thân dương vật, có thể thấy ở tinh hoàn hoặc hậu môn. Ở nữ giới, mụn sẽ phát triển ở thành âm hộ, âm hộ và xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn ống hậu môn và cổ tử cung.
Những nốt mụn này đi kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Không cẩn thận gãi, chà xát có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Xem thêm: Biểu hiện sùi mào gà ở miệng và cách chữa trị
Cách điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả
Hiện nay, đã có những phương pháp để điều trị bệnh sùi mào gà. Phổ biến nhất là 2 phương pháp điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Để điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả, bệnh nhân cần đến khám tại các trung tâm y tế để được tư vấn, điều trị phù hợp. Không tự ý dùng thuốc để điều trị.
Về cơ bản, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để thoa trực tiếp lên da như Imiquimod (Aldara, Zyclara),Podophyllin và podofilox, Axit tricloaxetic (TCA)… Những loại thuốc này có tác dụng phá hủy các mô sùi mào gà và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc, không nên quan hệ tình dục. Một số loại thuốc có thể làm giảm chất lượng của bao cao su, gây kích thích, sưng đau nhẹ.
Phẫu thuật để điều trị sùi mào gà
Với trường hợp bệnh sùi mào gà nặng, các khối sùi mào gà lớn, không cải thiện khi dùng thuốc thì có thể can thiệp phẫu thuật. Bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật áp lạnh với nitơ lỏng. Điều trị bằng laser, dùng dao mổ điện hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
Sùi mào gà là bệnh không thể tự khỏi nên ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh sùi mào gà, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.