Top 6 Kỹ năng mềm để có sự nghiệp thành công

Bất kể ngành nghề hay vị trí nào, dù bạn đang hài lòng với vị trí hiện tại hay đang tìm kiếm một công việc khác, rèn luyện các kỹ năng mềm sẽ ảnh hưởng tích cực đến cách bạn tương tác với người khác, cư xử với với quản lý, tiếp cận xung đột và cuối cùng là gây ảnh hưởng đến sự nghiệp thành công của bạn.

6 kỹ năng mềm bạn cần trang bị để cho sự nghiệp thành công

1. Trí tuệ cảm xúc (EQ)

Bạn có thể làm công việc này tốt nhất trên thế giới nhưng nếu bạn khiến cho đồng nghiệp xa lánh mình, hạch sách quản lý thì sẽ không có ai muốn làm việc cùng với bạn. Đó chính là chỉ số cảm xúc (EQ).

Hiểu được tâm lý đồng nghiệp, cách giao tiếp hay kết nối cảm xúc với mọi người cũng như kiểm soát tâm trạng bản thân, thì người khác sẽ giúp bạn đạt được những điều lớn lao trong công việc. Bạn sẽ thấy mình có thể dễ dàng hòa hợp với tất cả mọi người trong tổ chức, được trang bị để đấu tranh cho đúng mục tiêu, cũng như sẽ khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề khó nhằn.

Chỉ số EQ không chỉ có ích cho những nhà quản lý mà cho cả bạn, dù bạn đã là nhân viên lâu năm hay mới đi làm, EQ sẽ giúp bạn nhận ra đâu là thời điểm thích hợp để nói lên những vấn đề khó khăn, tiếp cận những đồng nghiệp cáu kỉnh hay quản lý những khách hàng khó tính.

2. Niềm tin

Top 6 Kỹ năng mềm để có sự nghiệp thành công

“Không thể phủ nhận rằng quyết định đến thành công của bạn có sự góp mặt của nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu mang ra đong đếm tôi cho rằng niềm tin là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định bạn thành công hay thất bại”, Calvin chia sẻ. Bạn cần phải tin vào bản thân mình rằng bạn có thể đạt được điều bạn mong muốn. Niềm tin chính là mũi tên chỉ đường để bạn đi đến thành công. Bạn biết không một khi tâm trí của bạn bị thuyết phục rằng bạn có thể làm được thì không có gì là không thể vì niềm tin là sự cộng hưởng của tâm trí và trái tim.

3. Suy nghĩ tích cực

Cuộc sống không bao giờ là một tấm thảm đầy hoa và êm ái mà lẫn trong đó là những chiếc gai nhọn. Có những lúc bạn không tránh khỏi những khó khăn, thất bại cay đắng. Vào những thời điểm như vậy, hãy luôn biết cách nhìn nhận vào mặt tốt của vấn đề, nhận ra ưu điểm của chính mình và có niềm tin vào cuộc sống. Chỉ khi bạn có lòng tin ở bản thân mình thì mới có động lực để phấn đấu và nỗ lực. Chắc chắn thành công luôn ở phía trước bạn, hãy đi tìm chúng nếu bạn thực sự đam mê.

4. Cởi mở trong việc nhận phản hồi từ người khác

Trừ khi bạn không muốn phát triển sự nghiệp của bản thân một cách chuyên nghiệp và cảm thấy hoàn toàn thỏa mãn với đúng những gì trong hiện tại đến hết sự nghiệp, còn không bạn nên luôn cố gắng và cải thiện bản thân. Thông tin phản hồi đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn nhìn nhận được cơ hội. Nhưng nếu bạn cứng đầu không chịu tiếp nhận và phản bác lại những góp ý giúp bạn làm tốt hơn thì lâu dần, mọi người sẽ chẳng góp ý cho bạn nữa đâu.

Cởi mở để đón nhận thông tin phản hồi sẽ trở nên quan trọng hơn khi bạn trở thành quản lý. Để có thể quản lý tốt, bạn cần nắm trong lòng về việc học hỏi từ các kinh nghiệm, kết hợp với những bài học để áp dụng vào thực tế và thích ứng với cách tiếp cận để có thể tạo nên hiệu quả tốt nhất. Điều này có nghĩa là bạn thực sự mong muốn học hỏi cách thức để có thể thể hiện tốt hơn cũng như đón nhận cả những ý kiến trái chiều.

5. Sự chính trực

Chính trực trong công việc nghĩa là hãy nói lên nếu bạn làm sai một điều gì đó vì sự kém cỏi của mình (tốt hơn việc bạn cố giảm nhẹ hoặc giấu nó), hãy làm những gì bạn đã nói, công nhận những thông tin mới khi nó chỉ ra sự sai lầm của bạn và cùng đừng ngại nói “Tôi không biết”.

Xây dựng danh tiếng với sự chính trực chính là nói thật. Khi mọi người biết được sự ưu tiên của bạn là dành cho sự chân thành và thẳng thắn, chứ không phải là bảo vệ bản thân hay làm cho bản thân trở nên tốt đẹp, thì bạn sẽ thấy việc này trở nên hết sức quan trọng, bạn sẽ nhận được lợi ích từ những trường hợp này, tất nhiên là những vấn đề tranh cãi này cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn đang là một quản lý, khi mọi thành viên trong nhóm biết bạn là một người công bằng, họ sẽ luôn tôn trọng các quyết định của bạn dù đó không đúng ý với riêng họ.

6. Giữ kỷ luật

Hành động không thôi không chắc chắn bạn thành công nhưng hành động kỷ luật sẽ làm được điều đó. Một trong những lý do chính giải thích tại sao nhiều người đã hành động nhưng không thành công vì họ không có kỷ luật trong hành động. Kỷ luật trong hành động nghĩa là bạn không chỉ cố gắng thực hiện theo từng bước trong kế hoạch đã định mà nhiều khi bạn còn cần phải hy sinh những nhu cầu cá nhân để có thể đạt được thành công nhất định trong sự nghiệp của mình.

Bạn có thể sẽ phải hy sinh thời gian cá nhân để làm việc và để tạo ra các sáng kiến. Sự hy sinh đó là có kỷ luật. Kỷ luật cần phải liên tục và nhiều khi kỷ luật luôn đi cùng với thách thức. Trong khó khăn, bạn vẫn giữ vững được lập trường bản thân, vẫn luôn tôn thờ “niềm tin, hành động, kỷ luật” thì không có lẽ nào bạn thất bại.

Tham khảo thêm những bí quyết giúp bạn trở thành một người đàn ông lịch lãm và bản lĩnh dưới đây: 

Gu thời trang nam – top những phong cách thời trang nam đang hot nhất!

Sức khỏe đàn ông – Những bí kíp chăm sóc sức khỏe nam giới

Loading...

Một số điều về đàn ông mà chị em phụ nữ cần biết

Loading...