Sỏi bàng quang gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi tỷ lệ chiếm cao hơn. Sỏi bàng quang nếu không chữa trị có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Cùng tạp chí đàn ông tìm hiểu về bệnh này nhé!
1.Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang hay còn được gọi là vesical hoặc cystolith và được hình thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất. Sỏi bàng quang thường có hình tròn, ít khi xù xì góc cạnh.
Sỏi bàng quang khá đa dạng, có thể là từ sỏi thận, sỏi niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. Khi sỏi xuống bàng quang, trường hợp sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu; nhưng với những viên sỏi lớn hơn, chúng nằm tại bàng quang, lâu ngày tích tụ lớn dần do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào gây nên các cơn đau khó chịu.
2.Triệu chứng của sỏi bàng quang
Tiểu ngắt: chúng ta có thể tự ngắt dòng nước tiểu theo bản năng, song nếu điều đó diễn ra không theo sự chỉ định thì sao? Hãy coi chừng dấu hiệu sỏi bàng quang đã tìm đến bạn. Lúc này, đang đỉ tiểu, nước tiểu có thể tự động ngắt mặc dù bạn vẫn còn muốn tiểu, khó khan lắm mới tiểu trở lại được. Tình trạng này sẽ tăng dần theo độ lớn của viêm sỏi, kèm theo đó là triệu chứng đau cơ quan sinh dục và hạ vị.
Tiểu dắt: trong lúc chúng ta đang vui chơi; chạy nhảy, những viên sỏi đáng ghét sẽ lăn qua lăn lại gây ra tình trạng buồn tiểu. Có điều, tần suất tiểu tuy nhiều nhưng lượng nước thoát ra lại “nhỏ giọt”. Sẽ thật phiền phức khi cảm giác mót tiểu lúc nào cũng đeo bám, chưa kể mỗi lần tiểu bạn phải gồng mình lên đẩy từng giọt ra ngoài. Nhịn không được mà đi thì mệt mỏi, vì thế nhiều người sợ không dám uống nước để tránh gặp phải triệu chứng của sỏi bàng quang này.
Đái buốt: như đã nói ở trên, các vấn đề bắt đầu xuất hiện khi sỏi to lên. Viên sỏi theo nước tiểu ra ngoài cơ thể, song do kích thước đã lớn nên gây ra cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
Nước tiểu có màu sậm, có mùi hôi hoặc có máu: khi nước tiểu lắng đọng quá lâu trong bàng quang; ngoài việc hình thành sỏi thì còn gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Chính điều đó khiến cho nước tiểu của bạn có màu đục; thậm chí tiểu ra máu nếu sỏi lớn gây tổn thương.
3.Điều trị sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi. Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đái ra được hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm.
Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thuỷ điện lực (urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. Mục đích điều trị của máy tán sỏi là tán sỏi thành mảnh nhỏ để bài xuất ra ngoài. Cũng có thể dùng dụng cụ cơ học để bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera đặt ở đầu ống soi.
Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.
Phòng chống bênh sỏi bàng quang là điều cần thiết:
– Uống nhiều nước. Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, có thể giúp ngăn ngừa sỏi bàng quang vì chất dịch pha loãng nồng độ khoáng chất trong bàng quang. Bao nhiêu nước nên uống phụ thuộc vào tuổi, kích cỡ, sức khỏe và mức độ hoạt động. Hãy hỏi bác sĩ số lượng dịch thích hợp.
– Hãy thử nước trái cây. Nhiễm trùng bàng quang mạn tính có thể dẫn đến việc hình thành sỏi bàng quang. Nước trái cây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn.