Bệnh lao phổi: Nguyên nhân , biểu hiện và cách điều trị?

Bệnh lao phổi hiện nay có thể chữa khỏi hoàn toàn với những tiến bộ hiện đại của y học. Tuy nhiên nếu bạn không có sự hiểu biết về bệnh cũng như không điều trị theo đúng quy trình thì sẽ dẫn đến rất trầm trọng. Cùng tạp chí đàn ông đi tìm hiểu nhé!

1.Bệnh lao phổi là gì?

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Trong nhiều trường hợp, trực khuẩn lao sẽ ở trạng thái không hoạt động trước khi tiến triển thành bệnh lao hoạt động. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến phổi và là thể có thể lây truyền, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ cơ quan bao gồm các hạch bạch huyết, hệ thần kinh trung ương, gan, xương, tiết niệu sinh dục và đường tiêu hóa.

2.Những người dễ mắc bệnh lao phổi:

Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh. Tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm.

Loading...

Sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao cũng có thể bị nhiễm lao.

Người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ cao bị vi khuẩn lao phổi hoạt động. Ví dụ, người bệnh HIV khó kiểm soát vi khuẩn lao hơn nên có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn 20 – 30% so với người không bị HIV.

Theo thống kê khoảng 8% các trường hợp bệnh lao trên toàn thế giới có liên quan đến hút thuốc lá.

Một số người mắc một số bệnh lý khác như: Tiểu đường, ung thư, suy dinh dưỡng, thận. Ngoài ra, những người đang điều trị ung thư, sử dụng chất kích thích, ma túy có nguy cơ bị bệnh lao phổi cao hơn.

3.Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

hình ảnh chụp bị bệnh lao phổi

Vi khuẩn MTB (Mycobacterim tuberculosis) được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi và lan truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Bệnh không có tính di truyền như nhiều người lầm tưởng.

Môi trường không khí ô nhiễm có nhiều khói bụi, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.

Tiếp cúc với người mắc bệnh lao hoặc các loại chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi nhiễm lao cũng có thể khiến chúng ta bị nhiễm lao.

4.Các dấu hiệu lao phổi điển hình thường gặp

Ho liên tục: Nhiều người cứ chủ quan mà coi thường triệu chứng này, đến khi đi khám mới phát hiện ra mình đã mắc bệnh lao từ lúc nào không hay. Bạn nên chủ động để ý quan sát nếu thấy cơ thể đột nhiên ho nhiều hơn trong vòng 1 tháng, kể cả khi đã uống rất nhiều loại thuốc chữa ho và sinh hoạt lành mạnh nhưng vẫn không thấy thuyên giảm bệnh thì nên chủ động đến gặp bác sĩ ngay.

Ho ra máu: Không chỉ ho liên tục, nếu thấy xuất hiện tình trạng ho ra máu thì cần ngay lập tức tới bệnh viện để khám luôn. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổ biến mà bạn không nên chần chừ, xem thường. Mặc dù nó cũng có thể cảnh báo một số bệnh về đường hô hấp nhưng bạn vẫn cần đi khám sớm để nhận biết chính xác mình đang mắc bệnh gì.

Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy, nếu sau khi đã dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi. Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân lao phổi.

Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới lao phổi.

Sốt: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi.

Đổ mồ hôi về đêm: Bệnh lao hoàn toàn có thể gây ra chứng mất ngủ do tình trạng ho và sốt kéo dài, kèm theo đó là đổ mồ hôi nhiều về đêm. Đây cũng là một trong những triệu chứng quan trọng cảnh báo bệnh lao mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.

Mệt mỏi thường xuyên: Khi bạn nhận thấy sức khỏe của mình ngày càng suy yếu và chỉ muốn nằm nghỉ ở nhà cả ngày thì hãy coi chừng vì đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao. Mệt mỏi thường xuyên và cơ thể quá uể oải, không có sức lực chính là một dấu hiệu rõ nét của bệnh lao mà bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

5.Điều trị bệnh lao phổi

+) Sử dụng thuốc kháng sinh trị lao phổi

Hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc. Loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh lao phổi là thuốc kháng sinh. Sử dụng loại nào và điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Sức khỏe người bệnh
  • Độ tuổi
  • Khả năng đề kháng với thuốc
  • Loại lao mắc phải là lao phổi hay lao ngoài phổi

Đối với những người mắc bệnh lao ngoài phổi chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao, trong khi đó những người bị bệnh lao phổi thường phải dùng nhiều loại thuốc.

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh thường được yêu cầu dùng trong một thời gian dài, thường khoảng 6 tháng.

Theo Chương trình Chống lao Quốc gia, người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên được điều trị theo phác đồ sau:

  • Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2 tháng gồm 4 loại thuốc: ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide
  • Giai đoạn củng cố hay duy trì: Kéo dài 6 tháng gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.

+) Điều trị trực tiếp DOTS

Đây là phương pháp có thể được khuyến cáo người bệnh nên áp dụng. DOTS (Directly Observed Treatment Short course) là điều trị lao phổi ngắn ngày có giám sát hoặc điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược điều trị lao bằng phương pháp DOTS hiệu quả thì cần phải có các yếu tố và phương tiện cần thiết.

Phác đồ điều trị lao phổi theo chiến lược DOTS

  • Nếu là bệnh lao phổi AFB (+): Người bệnh được kiểm soát đờm trong 3 lần – kiểm tra và xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao. Kiểm soát 1 sau 2 tháng điều trị, kiểm soát 2 sau 5 thàng và kiểm soát 3 sau 8 tháng.
  • Nếu là bệnh lao phổi AFB(-) thì chỉ kiểm soát đờm 2 lần: sau điều trị 2 tháng và 5 tháng.

6. Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lao phổi?

Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất cho trẻ sơ sinh là đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Loading...