Viêm bàng quang không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Do vậy bạn cần hiểu được bệnh này là gì để biết cách phòng và chữa trị. Cùng tạp chí đàn ông tìm hiểu nhé!
1.Viêm bàng quang là gì?
Nhiễm trùng bàng quang, hay còn gọi là viêm bàng quang, là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái diễn lại nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc, xạ trị hoặc là một biến chứng của bệnh khác.
Nếu được điều trị thích hợp, bạn hoàn toàn có thể làm giảm các biến chứng của nhiễm trùng bàng quang. Các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đài bể thận. Phương pháp điều trị thường dùng đối với viêm bàng quang do vi khuẩn là dùng kháng sinh. Đối với viêm bàng quang do nguyên nhân khác thì phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân.
2.Triệu chứng viêm bàng quang
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của viêm bàng quang là:
– Buồn tiểu thường xuyên;
– Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
– Tiết dắt;
– Xuất hiện máu trong nước tiểu;
– Nước tiểu có mùi khó chịu;
– Khó chịu ở vùng chậu;
– Cảm giác áp lực ở vùng dưới;
– Sốt nhẹ.
Ở trẻ nhỏ, thi thoảng bé tè dầm vào bất kì thời điểm nào ban ngày cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Tè dầm vào ban đêm thì khả năng mắc bệnh thấp hơn hoặc không mắc bệnh.
3.Nguyên nhân gây viêm bàng quang
Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang phổ biến
Nguyên nhân gây viêm bàng quang phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, chúng có thể phát triển và gây nên những kích ứng niêm mạc bàng quang dẫn tới các triệu chứng viêm bàng quang. Bệnh viêm bàng quang cũng có thể xuất phát từ một tổn thương hoặc kích ứng trên đường tiết niệu.
Viêm bàng quang thường có các biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu/mủ, đau nhẹ vùng thắt lưng, đau ngay trên xương mu…
Viêm bàng quang do tổn thương hoặc kích ứng trên đường tiết niệu
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể, thủ thuật đặt ống thông niệu đạo có thể dẫn tới viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
Các chất hoá học có trong xà bông, bột talc… có thể gây ra kích ứng khi sử dụng dẫn tới viêm bàng quang.
Viêm bàng quang do nhiễm khuẩn
Hầu hết nhiễm trùng bàng quang là do vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn E.coli sống trong ruột, khi nó đi vào đường tiết niệu sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang là chủ yếu). E.coli có thể xâm nhập vào đường tiết niệu trong khi bạn quan hệ tình dục hoặc khi đi vệ sinh bạn lau từ sau ra trước.
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể là nguyên nhân gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
Thường xuyên nhịn tiểu, tiểu không hết, uống ít nước khiến nước tiểu cô đặc, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ viêm bàng quang.
Viêm bàng quang cũng có thế xuất phát từ những vấn đề khác về sức khoẻ như sỏi thận, viêm tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo.
Viêm bàng quang không nhiễm trùng
Mặc dù nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm bàng quang, nhưng một số yếu tố không liên quan đến nhiễm trùng cũng có thể làm cho bàng quang bị viêm, ví dụ như:
– Viêm bàng quang kẽ: Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mạn tính này không rõ ràng. Hầu hết các trường hợp được phát hiện ở phụ nữ. Tình trạng này có thể khó chẩn đoán và điều trị.
– Viêm bàng quang do thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc hóa trị liệu cyclophosphamide và ifosfamide, có thể gây viêm ở bàng quang, khi các thành phần bị phá vỡ của thuốc thoát khỏi cơ thể.
– Viêm bàng quang phóng xạ: Điều trị bức xạ vùng chậu có thể gây ra những thay đổi viêm trong mô bàng quang.
– Viêm bàng quang ngoài cơ thể: Sử dụng lâu dài catheter có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn và tổn thương mô, cả hai đều có thể gây viêm.
– Viêm bàng quang hóa học: Một số người có thể quá nhạy cảm với các hóa chất chứa trong một số sản phẩm, chẳng hạn như xà phòng, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hoặc thuốc diệt tinh trùng, từ đó có thể phát triển phản ứng dị ứng trong bàng quang, gây viêm.
– Viêm bàng quang kết hợp với các điều kiện khác. Viêm bàng quang đôi khi có thể xảy ra như là một biến chứng của các rối loạn khác, chẳng hạn như tiểu đường, sỏi thận, tổn thương tuyến tiền liệt phì đại hoặc tủy sống.
4.Biến chứng viêm bàng quang
Viêm bàng quang là bệnh thường gặp, nếu không chú ý hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời, bệnh thường có những biến chứng xấu có ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới.
Khi người bệnh được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng bàng quang hiếm khi dẫn đến biến chứng. Nhưng nếu không được hỗ trợ điều trị đúng cách cộng thêm không hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn với những biến chứng như:
Nhiễm trùng thận.
Bị nhiễm trùng bàng quang không được hỗ trợ điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận (viêm bể thận). Nhiễm trùng thận vĩnh viễn có thể làm hỏng thận. Trẻ nhỏ và người cao niên đang có nguy cơ lớn nhất của suy thận do nhiễm trùng bàng quang vì triệu chứng thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các điều kiện khác. Máu trong nước tiểu.
Viêm nhiễm hệ thống tiết niệu
Viêm bàng quang nếu như không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm lan rộng toàn bộ hệ thống tiết niệu gây khó khăn trong sinh hoạt
Nguy cơ gây vô sinh
Viêm nhiễm có thể khiến xuất hiện tình trạng viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, gây tắc ống dẫn tinh có thể khiến cho nam giới bị vô sinh
Với tình trạng viêm bàng quang, nam giới nên tiến hành thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời hạn chế những biến chứng nguy hại trên.
5.Điều trị viêm bàng quang
Hỗ trợ điều trị thông thường
Trong các trường hợp bệnh không có triệu chứng, xét nghiệm không thấy có vi khuẩn trong nước tiểu thì người bệnh không nên dùng kháng sinh mà chỉ nên hỗ trợ điều trị thông thường bằng cách sinh hoạt hợp lý, chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung nước cho cơ thể để tăng lượng nước tiểu, đồng thời tránh các chất kích thích. Khi có các triệu chứng kích thích bàng quang rõ rệt, người bệnh có thể dùng thuốc chống co thắt để giảm triệu chứng.
Hỗ trợ điều trị bằng thuốc kháng sinh
Trong nhiều trường hợp, để hỗ trợ điều trị bệnh viêm bàng quang thì cần sử dụng đến thuốc kháng sinh. Việc lựa chọn loại thuốc và sử dụng như thế nào thì phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trên cơ sở kết quả làm kháng sinh đồ tìm độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Dựa vào lượng vi khuẩn trong nước tiểu, kết quả thực nghiệm của thuốc cho thấy có hiệu quả kháng khuẩn. Trong trường hợp loại thuốc này không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định một lọai kháng sinh khác, và đồng thời kiểm tra những nguyên nhân để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Đối với những bệnh nhân mắc viêm bàng quang cấp tính , sau khi hỗ trợ điều trị và áp dụng biện pháp phòng tránh nhất định thì cần tái khám tổng thể. Ở người này, nếu bệnh không được hỗ trợ điều trị kịp thời thì sẽ khiến cho đường tiết niệu bị nhiễm trùng, có thể chuyển sang mãn tính.
6.Cách phòng bệnh viêm bàng quang
Phòng bệnh khi chưa mắc viêm bàng quang
Nguyên tắc là phòng bệnh hơn chữa bệnh, viêm bàng quang thường gặp do việc vệ sinh không đúng cách. Do đó:
- Thường xuyên thay quần lót
- Tắm rửa và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Uống nhiều nước, đây chính là bí quyết để điều trị viêm bàng quang
- Ngoài việc giữ vệ sinh cá nhân không nên sử dụng các loại sữa tắm có mùi thơm vì như vậy sẽ khiến các nội mạc bàng quang phải chịu các kích thích có hại từ hóa chất.
- Nam nữ trước và sau khi quan hệ đều phải vệ sinh sạch sẽ, trước và sau khi quan hệ phải lập tức loại bỏ nứoc tiểu ra khỏi bàng quang.
- Lời khuyên cuối cùng dành cho những người có nhiều bạn tình hoặc mới thay đổi bạn tình tỷ lệ mắc bệnh càng cao, nên càng phải cẩn thận hơn.
Dinh dưỡng cho người bệnh viêm bàng quang
- Thực phẩm nên dùng
Uống nước mỗi ngày, uống các loại nước ép dâu tây hoặc dâu tằm, vì 2 loại nước ép này có tác dụng ngăn không cho các vi khuẩn sinh bệnh bám vào niêm mạc của đường tiết niệu và theo dòng nước tiểu thải ra bên ngoài.
Nấu canh với rau cần tây để tận dụng khả năng hạ chất acid uric của món ăn này nhằm gián tiếp góp phần ngăn chặn tình trạng bội nhiễm trên đường tiết niệu.
Nên tăng lượng tỏi trong bữa ăn hàng ngày để mượn tác dụng kháng sinh của tỏi. Để tránh mùi hăng của tỏi gây trở ngại cho sinh hoạt cộng đồng có thể nhai chút ngò rồi uống ngay ngụm sữa tươi.
- Thực phẩm nên tránh
Hạn chế tối đa các loại thức uống như cafe, đồ uống có ga vì chúng gây kích thích phản ứng co thắt của bàng quang khiến người bệnh bị đi tiểu rắt nhiều lần
Tránh sử dụng các loại gia vị cay như ớt, tiêu, nước chanh, rượu bia, socola, cà chua vì chúng sẽ làm cho triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.