Những điều cần biết về bệnh HIV?

Bệnh HIV/AIDS là một căn bệnh thế kỷ rất nguy hiểm và ngày càng phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên nhiều người không biết nguyên nhân gây nên bệnh HIV cũng như cách phòng tránh bệnh. Hãy cùng tạp chí đàn ông đi tìm hiểu các kiến thức về bệnh này nhé!

1.Bệnh HIV là gì?

HIV là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human-Immuno-Deficiency-Virus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người, ta quen gọi là virus SIDA.

Nguồn gốc của nó hiện nay vẫn chưa xác định. Chỉ biết rằng có 2 loại Virus là HIV1 và HIV2. Cả hai đều gây bệnh cho người.

2. Các giai đoạn HIV

HIV được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Được gọi là giai đoạn cửa sổ
 – Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 6 tháng sau hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với gái mại dâm, dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm bệnh…).

– Ở giai đoạn này thì có đến 80% người bị nhiễm virus hoàn toàn không có biểu hiện gì của bệnh, 20% còn lại có một số những biểu hiện nhiễm trùng cấp như:

  + Sốt (38-40 độ C)

    + Đau cơ, đau khớp,

    + Vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn,

    + Nôn ói, tiêu chảy,

    + Viêm họng

    + Phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân)

    + Hạch to, lách to

    +  Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như:  viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên…

Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.

– Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tức virus HIV trong máu. Lúc này hệ miễn dịch chưa phát hiện ra sự có mặt của virus trong cơ thể nên chưa sản sinh ra kháng thể

– Phải chờ 12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc này mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán) bằng test nhanh.

– Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây  do số lượng virus trong máu rất cao nhưng người bị nhiễm HIV lại  không biết mình  đã nhiễm bệnh.  

Giai đoạn 2:  Được gọi là giai đoạn HIV không triệu chứng (giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng)

– Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp (diễn ra ở 20% số người bị nhiễm) thì người nhiễm HIV rơi vào giai đoạn dài không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết thanh (xét nghiệm test nhanh) lại khá dễ dàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể chống HIV có trong máu của người bị nhiễm.

– Tức là trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống virus HIV.

– Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.

– Số lượng tế bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở mỗi người và sự giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Lượng kháng nguyên tăng lên phản ánh sự nhân lên của virus HIV mà hệ thống miễn dịch của cơ thể không khống chế được.

Giai đoạn 3: Giai đoạn HIV có triệu chứng

Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài

Sau khi xét nghiệm huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài. Hội chứng này được chẩn đoán khi có đủ các điều kiện sau:

– Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn).
– Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm.
– Hiện diện kéo dài trên 1 tháng
– Không giải thích được lý do nổi hạch.

AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.

3. Nguyên nhân gây bệnh HIV

Những điều cần biết về bệnh HIV?

Lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục

Không chỉ ở Việt Nam, quan hệ tình dục cũng là phương thức lây truyền HIV phổ biến nhất trên thế giới. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,1% đến 1%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ.

Loading...

Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm virus HIV.

Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật – miệng, hay miệng – âm hộ), khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay có chảy máu răng thì HIV có khả năng lan truyền.

Giao hợp dương vật – hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tốt cho HIV chuyển từ người này sang người kia.

Dùng chung kim tiêm

Dùng chung kim tiêm, ống chích và trang bị tiêm chích ma túy khác đã nhiễm HIV;
Dùng chung đồ vật xăm mình và xỏ lỗ thân thể – bao gồm cả mực – mà không được tiệt trùng hoặc làm sạch;

Lây từ mẹ sang con

Mẹ nhiễm virus HIV sinh con có 30% khả nǎng lây nhiễm do nhận dinh dưỡng qua nhau thai, qua máu… Nên thực hiện xét nghiệm khi trẻ 6-12 tháng tuổi sau sinh, lúc này trong máu của bé không còn giữ những kháng thể của mẹ.

HIV chẳng thể lây nhiễm qua tiếp xúc hàng ngày như sờ, bắt tay, ôm ấp hoặc hôn. Bạn cũng không thể bị thể truyền nhiễm HIV qua các hoạt động như ho, hắt xì hơi, cho máu, sử dung hồ bơi hoặc bồn cầu, sử dụng chung ra trải giường, ăn chung hoặc sử dụng chung phương tiện ăn uống có người nhiễm bệnh. Động vật, mũi hoặc côn trùng khác cũng ko là tác nhân lây nhiễm HIV.

4. Cách phòng tránh lây bệnh HiV

Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn là quan hệ sử dụng bao cao su. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, điều quan trọng là phải quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên xét nghiệm HIV.

Nói chuyện với bạn tình hoặc đối tác của bạn về những bạn tình trước đây của cả hai. Hiểu được điều này có thể giúp đỡ cả hai bạn ngăn ngừa các rủi ro nhiễm HIV. Bạn có thể dùng thuốc kết hợp (tenofovir cộng với emtricitabine) mỗi ngày để giúp ngăn chặn lây nhiễm HIV. Loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bị HIV, nhưng đắt tiền và dù bạn có dùng thuốc đi nữa thì bạn cũng phải quan hệ tình dục an toàn.

Phòng tránh lây nhiễm qua đường máu

Nguyên tắc chung để phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường máu là bạn cần tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác. Để thực hiện bạn cần lưu ý:

– Chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

– Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần khi tiêm chích. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…

– Dùng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng các dụng cụ xuyên qua da như: Dao cạo râu, kim xăm trổ, kim châm cứu, dụng cụ bấm lỗ tai, dụng cụ gọt dũa móng tay, bàn chải đánh răng…

– Phải dùng găng tay cao su hoặc túi nilon, vải dày để không tiếp xúc trực tiếp máu, dịch của người khác khi thực hiện các thao tác liên quan đến máu như: Băng bó vết thương hở, thu gom chất thải có dính máu.

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con

– Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

– Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

– Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

– Phụ nữ cần trang bị kỹ năng sống, xét nghiệm HIV tr­ước khi kết hôn, xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai, khi có thai và khi đẻ.

– Chuẩn bị cho mình một số kiến thức về HIV là cách tốt nhất để giúp bạn ngăn ngừa lây nhiễm HIV và giúp đỡ người bệnh sống khỏe, sống có ích. Nó cũng giúp bạn sống với những người nhiễm HIV một cách vui vẻ và an toàn.

Phòng tránh lây nhiễm HIV trong cộng đồng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm HIV. Tuy HIV chỉ lây truyền qua 3 con đường nhưng việc phòng tránh dường như không đơn giản. Khi có bất kỳ hành vi nguy cơ, người bệnh cần phải chủ động đi khám, theo dõi và chủ động phòng tránh lây nhiễm cho người khác.

Tham khảo thêm những bí quyết giúp bạn trở thành một người đàn ông lịch lãm và bản lĩnh dưới đây: 

Những bí quyết sống của người đàn ông lịch lãm, những điều trong cuộc sống người đàn ông nên biết

Gu thời trang nam – top những phong cách thời trang nam đang hot nhất!

Một số điều về đàn ông mà chị em phụ nữ cần biết

Loading...