Kinh nguyệt ra ít là một trong những dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vì vậy, chị em phải hết sức lưu ý đến hiện tượng này và có biện pháp xử lý kịp thời khi gặp phải. Hãy cùng tạp chí đàn ông đi tìm hiểu về hiện tượng này nhé!
1.Thế nào là kinh nguyệt ra ít?
Kinh nguyệt ra ít hay còn gọi là thiểu kinh là hiện tượng lượng huyết kinh ra rất ít mỗi lần hành kinh, khi hành kinh người phụ nữ không cần đóng băng vệ sinh dầy, có thể chỉ cần đóng băng vệ sinh hàng ngày, thậm chí không cần đóng băng vệ sinh.
Kinh nguyệt ít có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có thể đi kèm với rong kinh, kinh thưa, hay gặp nhất ở độ tuổi tiền mãn kinh.
Có thể sảy ra từ lần đầu tiên hành kinh, hoặc giảm dần lượng máu kinh sau một thời gian hành kinh bình thường, cũng có thể sảy ra đột ngột sau một thủ thuật can thiệp vào buồng tử cung.
2.Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít
Bị rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố trong cơ thể chị em đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Do vậy nếu nội tiết tố bị rối loạn, sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh. Và dễ gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít ở chị em.
Căng thẳng, stress
Bởi khi chị em có tâm lý bị áp lực, sẽ gây ảnh hưởng đến vùng đồi dưới và tuyến yên. Làm cho nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng. Điều đó dễ dẫn tới việc kinh nguyệt của chị em bị ít.
Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Như những gì chị em đã biết, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây rối loạn nội tiết tố. Chính vì thế mà việc bị kinh nguyệt ít và không đều sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là hoàn toàn có thể.
Bệnh lý ở tử cung
Những bệnh lý ở tử cung như: U xơ tử cung, dính cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung… Đều là nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài. Hay nói cách khác hiện tượng kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu giúp bạn nhận biết những bệnh lý này.
Bệnh lý ở buồng trứng
Có thể kể đến như: Hội chứng đa nang buồng trứng, suy buồng trứng, tắc buồng trứng… Các bệnh lý này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng. Bởi vậy mà khi đến thời gian hành kinh, chị em sẽ không có hiện tượng rụng trứng. Điều này đồng nghĩa với việc kinh nguyệt của chị em sẽ ra ít hơn. Thậm chí chị em có thể bị vô kinh nếu không tiến hành điều trị kịp thời.
Nạo phá thai nhiều lần
Nếu chị em đã từng trải qua 3 lần nạo phá thai trở lên. Khiến cho lớp niêm mạc tử cung trở nên mỏng hơn và không thể dày lên. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ dẫn đến lượng kinh nguyệt ra ít, thậm chí là mất kinh ở chị em.
Quan hệ tình dục không an toàn
Những chị em quan hệ tình dục không an toàn hay vệ sinh “cô bé” không đúng cách sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… Các bệnh phụ khoa này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra ít.
Cân nặng tăng, giảm thất thường
Những nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là protein, carbs, vitamin và chất béo lành mạnh để giúp cân bằng cân nặng, đồng thời điều hòa kinh nguyệt ổn định. Điều này đồng nghĩa rằng, nếu cân nặng tăng, giảm đột ngột thì cơ thể bạn đang bị thiếu, hoặc thừa chất nào đó, và chu kỳ kinh nguyệt cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
3.Các ảnh hưởng của kinh nguyệt ra ít
Kinh nguyệt mang đến nhiều phiền toái cho phái nữ nhưng sự có mặt của chúng là vô cùng quan trọng. Khi kinh nguyệt xuất hiện chứng tỏ người con gái đã dậy thì, cơ quan sinh sản đã phát triển và có khả năng sinh sản. Kinh nguyệt ít hay nhiều đều đem lại các ảnh hưởng xấu. Cụ thể, dưới đây là các ảnh hưởng của kinh nguyệt ra ít:
- Dấu hiệu chứng tỏ rằng sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề. Rất có thể các mầm bệnh như u xơ, u buồng trứng, viêm cổ tử cung… đang ẩn giấu bên trong.
- Kinh nguyệt ra ít sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, gây vô sinh thứ phát trong tương lai gần.
- Các rối loạn sinh lý sẽ làm giảm khoái cảm, tăng chứng lãnh cảm, gây giảm ham muốn và dần dần sợ quan hệ chăn gối.
Bạn không nên xem nhẹ hiện tượng kinh nguyệt bỗng dưng ra ít. Khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng này, nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chữa bệnh.
4.Kinh nguyệt ra ít phải làm sao?
Nếu bạn thấy kinh nguyệt của mình đột ngột ra ít, hoặc ít dần theo thời gian, có thể kèm theo một số triệu chứng như: rong kinh, kinh thưa…bạn nên đi khám sức khỏe sinh sản để xác định xem, hiện tượng kinh ít đó là bình thường hay bệnh lý, nguyên nhân do đâu, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn điều trị hợp lý nhất. Đặc biệt lưu ý, chị em không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc nội tiết.
Ngoài ra, để đề phòng rối loạn kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên:
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc:
Cho dù công việc, học tập có bận rộn tới đâu thì chị em cũng nên dành thời gian cho chính bản thân mình. Đặc biệt là phải quan tâm đến giấc ngủ, làm sao đảm bảo đủ giấc để giúp cho cơ thể minh mẫn, cuộc sống lành mạnh hơn.
– Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết:
Phụ nữ chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của mình. Cần có chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng, bổ sung đầy đủ và vitamin và khoáng chất…. Ngoài ra, chị em phụ nữ hãy hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột và thức ăn quá mặn, tránh dùng chất kích thích.
– Hình thành lối sống thoải mái, khỏe mạnh:
Chị em hãy tạo một cuộc sống vui vẻ, để đầu óc luôn được thoải mái, tự do, không nên căng thẳng, ủ rũ và nóng giận. Đồng thời, phải tập thể dục, vận động thường xuyên, đều đặn để tăng cường sức khỏe.
– Sống sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên
Nên vệ sinh thường xuyên, đúng cách để tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục, đặc biệt là khi hành kinh và sau khi quan hệ tình dục. Khi hành kinh, nên thay băng vệ sinh 3 – 4 giờ một lần để tránh vi khuẩn, nấm phát triển.
Quan hệ tình dục an toàn, tránh có thai ngoài ý muốn. Nếu muốn đình chỉ thai nghén, nên đến các cơ sở y tế uy tín để tránh những tai biến, biến chứng có thể xảy ra.