Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị

Bệnh Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Cùng tạp chí đàn ông tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh.

Loading...

1.Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Đây là những thời điểm cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

2.Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ là gì?

bệnh đau mắt đỏ

Thời tiết nóng nực hoặc mưa bão, độ ẩm không khí cao chính là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh đau mắt đỏ “tung hoành”. Lúc này vi rút gây bệnh phát triển, tấn công những người nhạy cảm với không khí, có hệ miễn dịch yếu thông qua 4 con đường là lây trực tiếp qua tiếp xúc tay/mắt, hởi thở, nước bọt hoặc quan hệ vợ chồng. Đẩy lùi triệu chứng đau mắt đỏ với 5 nguyên tắc điều trị cực đơn giản - BlogAnChoi

  • Giai đoạn báo trước: Người bệnh thường cảm thấy đau họng, sốt nhẹ, ho hoặc nổi hạch ở tai và dưới cằm.
  • Giai đoạn phát bệnh (5 – 7 ngày): Lúc này, vi rút tấn công gây đỏ một mắt rồi lan sang mắt còn lại, nhiều ghèn, đau nhức, chảy nước mắt,… vô cùng khó chịu. Song, bạn cũng lưu ý thị lực sẽ không giảm trừ trường hợp nặng khi bị sưng phù, có màng trong mắt hay chảy máu dưới kết mạc,…
  • Giai đoạn hồi phục (khoảng 5 ngày): Những triệu chứng trên sẽ giảm dần rồi biến mắt, mắt trắng trở lại.

3.Làm thế nào để điều trị bệnh đau mắt đỏ?

  • Theo các chuyên gia sức khỏe chỉ cách điều trị bệnh, bạn phải ngưng sử dụng kính áp tròng và thay bằng kính gọng cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất hoàn toàn. Hãy nhớ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hộp đựng kính và kính nữa bạn nhé;
  • Ghèn thường tích tụ ở mắt trong lúc ngủ và đặc biệt nếu người bệnh là trẻ nhỏ, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì lớp ghèn làm dính chặt mắt lại. Do vậy, bạn hãy dùng khăn tắm nhúng nước ấm chùi nhẹ quanh vùng mắt bé để loại bỏ bớt ghèn;
  • Sử dụng băng gạc vệ sinh mắt rất dễ lây bệnh từ mắt này sang mắt kia. Vì thế, bạn nên sử dụng hai miếng gạc cho mỗi mắt và chỉ dùng một lần duy nhất;
  • Khi vệ sinh mắt, bạn hãy lau từ khu vực trong (bên cạnh mũi) ra phía bên ngoài. Đồng thời sử dụng một bề mặt gạc cho mỗi lần lau để ghèn mắt không bị sót lại trên mắt;
  • Nếu sử dụng khăn giấy hoặc giấy lau, bạn phải dọn dẹp giấy rác sạch sẽ và không vứt bừa bãi;
  • Nếu dùng khăn để làm sạch mắt, bạn hãy giặt chúng ngay sau khi dùng để không ai tiếp xúc hoặc sử dụng chúng. Sau khi lau mắt, hãy nhớ rửa tay để tránh bệnh lan sang mắt bên cạnh bạn nhé.
  • Nếu trẻ bị đau mắt (thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước), cha mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận, tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho bé nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay gỉ và nước mắt chảy ra khi vệ sinh mắt (áp dụng tương tự với người lớn)
  • Khi thấy bệnh nặng hơn, mắt mờ đi, bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Nếu bệnh không kịp thời được điều trị, chăm sóc cẩn thận, người bệnh sẽ bị giảm thị lực, gây sẹo.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác, trẻ nên được ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Loading...