Cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu bạn nên biết?

Cầm tờ xét nghiệm máu trên tay nhưng bạn đọc mãi vẫn không hiểu gì? Dưới đây tạp chí đàn ông sẽ hướng dẫn giúp bạn có thể đọc các chỉ số xét nghiệm máu để hiểu được kết quả xét nghiệm.

Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng

Glu( glucose)

Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.

Sgot & sgpt: nhóm men gan

Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng

Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như:

Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.

Số lượng bạch cầu (WBC)

 Số lượng bạch cầu (WBC) là chỉ số xét nghiệm máu đầu tiên bạn cần lưu ý khi đọc kết quả công thức máu. Số lượng bạch cầu là số bạch cầu có chứa trong một thể tích máu. Giá trị trung bình của WBC là từ 4300 đến 10800 tế bào/mm3 hoặc cách tính khác là (4.3 – 10.8) x 109 tế bào/l. Nếu số lượng bạch cầu vượt quá hay ít hơn con số trên là dấu hiệu bệnh lý về máu.

Số lượng bạch cầu tăng cho thấy cơ thể bị viêm nhiễm, mắc bệnh máu ác tính hay các bệnh bạch cầu,..

Số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu do bất sản, bị nhiễm khuẩn hay thiếu vitamin B12 hoặc folate,..

Số lượng hồng cầu (RBC)

Tương tự số lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu (RBC) là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cần chú ý. Số lượng hồng cầu là chỉ số thể hiện số lượng hồng cầu có trong một thể tích máu. Số lượng hồng cầu ở cơ thể bình thường vào khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3 (hoặc 4.2 – 5.9 x 10 12 tế bào/l)

Khi số lượng hồng cầu tăng, điều này cho thấy cơ thể mất nước hoặc mắc chứng tăng trong hồng cầu. Số lượng hồng cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu.

URE (Ure máu)

Là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.

Giới hạn bình thường: 2.5 – 7.5 mmol/l.

BUN (Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.

Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu…

Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt…

BUN: là nitơ của ure trong máu.

Giới hạn bình thường 4,6 – 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).

Loading...

Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..

Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng..

GGT

Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn.

Số lượng tiểu cầu (PLT)

Số lượng tiểu cầu (hay PLT) là số lượng tiểu cầu được tính trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 150.000 đến 400.000/cm3 (hay 150 – 400 x 109/l)

Số lượng tiểu cầu tăng sau khi chảy máu hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ lách,.. điều này có thể dẫn đến các bệnh viêm. Chỉ số PLT giảm trong điều trị hóa chất, khi đông máu hoặc  ban xuất huyết sau khi truyền máu. PLT cũng có thể giảm do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh.

Số lượng bạch cầu Mono (MON)

Số lượng bạch cầu Mono (hay MON) là số bạch cầu Mono có trong một thể tích máu. Với cơ thể bình thường, chỉ số này ở mức từ 0,0 đến 0,9 Giga/l.

Chỉ số MON tăng phản ánh cơ thể có thể bị mắc các bệnh do nhiễm virut/vi khuẩn hay bệnh bạch cầu dòng monocyte, bị viêm ruột hoặc do các khối u, u tủy, u lympho.

Trên đây là một số chỉ số xét nghiệm máu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có đi khám sức khỏe thì có thể tự đọc được các kết quả rồi nhé!

Loading...