Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới có 50% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì, nguyên nhân và biểu hiện như thế nào không phải ai cũng biết được. Cùng tạp chí đàn ông đi tìm hiểu nhé!
- Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe và làm đẹp
- Sốt xuất huyết là gì? Bị sốt xuất huyết có lây không?
1. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì?
Tiền liệt tuyến được xem là bộ phận quan trọng trong hệ sinh sản của nam giới, nằm ở dưới đáy bàng quang và bao quanh niệu đạo. Chức năng chính của chúng là cung cấp chất nhờn để nuôi dưỡng và bảo vệ tinh dịch tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng sản sinh nội tiết tố sinh dục nam.
Phì đại tiền liệt tuyến thường gặp ở nam giới có độ tuổi trung niên hoặc cao niên. Bệnh thực chất là sự tăng sinh quá mức của các mô xơ ở tiền liệt tuyến khiến cho kích thước của tiền liệt tuyến tăng lên nhiều lần so với bình thường. Bị tăng sinh tiền liệt tuyến quá mức sẽ chèn ép lên niệu đạo, bàng quang khiến hệ bài tiết không thể hoạt động bình thường gây hiện tượng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt
Có mối liên quan chặt chẽ giữa phì đại tuyến tiền liệt với tuổi và những thay đổi nội tiết liên quan đến tuổi. Androgen lưu hành và dihydrotestosteron (DHT- dạng hoạt động của androgen trong tuyến tiền liệt) đóng một vai trò quan trọng trong phát triển bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Sinh bệnh học: Tuyến tiền liệt là nơi tập trung rất nhiều thụ cảm α aldrenergic và một số nhỏ β aldrenergic. Sự co thắt cơ trơn tuyến tiền liệt phụ thuộc chủ yếu vào cảm thụ quan α1, chính vì vậy nên tồn tại 2 cơ chế gây tắc nghẽn đường tiểu trong phì đại tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt phì đại to ra sẽ chèn ép vào niệu đạo gây nên triệu chứng cản – trở đường tiểu gây triệu chứng tắc nghẽn. Phản xạ co thắt cơ trơn do kích thích những cảm thụ quan α aldrenergic – gây triệu chứng kích thích.
3. Biểu hiện bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Tiểu khó: Phải cố rặn để đái, tia đái yếu đi, không đái xa được. Đôi khi đã đái xong lại vẫn còn vài giọt nước tiểu rỏ ra làm ướt quần lót. Nặng hơn là tình trạng thường xuyên rỉ nước tiểu
Tiểu nhiều lần: Lúc đầu là về đêm phải tỉnh dậy đi đái hơn 2 lần, thường là lúc nửa đêm về sáng. Sau đó là cả ngày. Liên tục cách 2-3 giờ phải tiểu tiện một lần được coi là dấu hiệu bệnh lý.
Bí tiểu: Đôi khi phải đến bệnh viện cấp cứu do bí đái đột ngột, bệnh nhân đã cố gắng rặn mà không thể đái được. Phần bụng dưới căng lên rất đau tức, vật vã khó chịu.
Biểu hiện khác: Đột nhiên buồn đi tiểu xong không thể nhịn được trong vài phút; sau khi đái không thấy thoải mái mà vẫn còn cảm giác còn muốn tiểu; cũng có thể có biểu hiện đái máu, nhiễm trùng nước tiểu.
Tuy nhiên do các biểu hiện trên thường tiến triển từ từ nên bệnh nhân có thể quen dần và khó nhận ra. Nhiều bệnh nhân đến khám muộn khi khối u đã quá to và có các biến chứng về bàng quang, suy thận,… khiến cho việc điều trị trở nên hết sức phức tạp .
Các biểu hiện rối loạn tiểu tiện thường nặng lên rõ rệt sau những lần đi xa, nhất là đi bằng xe đạp, xe máy.
Nếu tuyến tiền liệt càng mở rộng thì các triệu chứng này càng trở nên nặng hơn. Vì vậy luôn lắng nghe cơ thể lên tiếng, khi có những triệu chứng khó chịu bất thường nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe đồng thời nếu có bệnh có thể phát hiện kịp thời.
Tham khảo thêm những bí quyết giúp bạn trở thành một người đàn ông lịch lãm và bản lĩnh dưới đây:
Những bí quyết sống của người đàn ông lịch lãm, những điều trong cuộc sống người đàn ông nên biết
Gu thời trang nam – top những phong cách thời trang nam đang hot nhất!
Một số điều về đàn ông mà chị em phụ nữ cần biết