Bệnh lậu lây qua đường nào? Dấu hiệu nhiễm bệnh và phương pháp phòng tránh hiệu quả

Bệnh lậu lây qua đường nào, làm thế nào để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này? Nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào là chủ yếu giúp bạn kịp thời phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu lây qua đường nào? Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Bệnh lậu lây qua đường nào? Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Là một căn bệnh lây qua đường tình dục, bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện và sinh sôi ở âm đạo, cổ tử cung. Một số trường hợp còn tìm thấy chúng ở miệng, hậu môn và trong đường niệu đạo của nam giới.

Đặc biệt, bệnh lậu phổ biến nhất là ở nam nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên chúng vẫn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.

Xem thêm: Bệnh lậu ở nam giới: Biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh lậu lây qua đường nào là chủ yếu?

Theo nghiên cứu, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu không thể tồn tại quá vài phút khi rời xa cơ thể con người. Vì vậy, những con đường lây nhiễm thông thường không lây lan bệnh lậu. Vậy bệnh lậu lây qua đường nào? Chủ yếu là 4 con đường sau:

Bệnh lậu lây qua đường quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường truyền nhiễm phổ biến nhất của bệnh lậu. Bất kỳ hình thức quan hệ tình dục không an toàn nào đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu.

Bệnh lậu di truyền từ mẹ sang con

Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh lậu thì trong quá trình mang thai có thể truyền bệnh sang cho con. Căn bệnh này có tính di truyền tương tự như HIV. Chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Điều đáng sợ là căn bệnh này diễn ra rất âm thầm. Theo ước tính có đến 50-80% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Dẫn đến nhiều trường hợp bệnh lậu lây sang con để lại những tác hại đáng tiếc.

Bệnh lậu lây qua đường truyền máu

Người lành nếu sử dụng máu hoặc sử dụng chung kim tiêm, hay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người nhiễm bệnh lậu có nguy cơ lây bệnh khá cao.

Lây bệnh thông qua những tiếp xúc gián tiếp

Dù con đường lây nhiễm này rất hiếm nhưng một khi xảy ra thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng rất cao. Thực tế, vi khuẩn gây bệnh lậu Neisseria gonorrhoeae có thể tồn tại lâu hơn ở bàn chải đánh răng, khăn tắm, nhà vệ sinh, bồn tắm… Nếu dùng chung những đồ vật cá nhân này hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ thì khả năng nhiễm bệnh cũng rất cao.

Dấu hiệu nhiễm bệnh và cách phòng tránh

Dấu hiệu nhiễm bệnh lậu ở nam và nữ

Ở nam giới, bệnh lậu biểu hiện với các triệu chứng như tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ… Trong một số trường hợp nặng hơn thì còn có mủ màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo.

Loading...

Ngược lại, bệnh lậu ở nữ giới thì rất khó phát hiện vì gần như không có triệu chứng nào. Những dấu hiệu của bệnh lậu thường bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa thông thường. Vì vậy, chỉ khi bệnh bước vào giai đoạn nặng với nhiều triệu chứng báo động thì người bệnh mới chạy chữa. Ở giai đoạn này, dấu hiệu nhiễm bệnh lậu gồm: tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, vùng kín có mùi hôi tanh…

Cách phòng tránh bệnh lậu

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp phòng tránh được xem là phương pháp phòng ngừa tốt nhất. Hiện nay, bệnh lậu chưa có thuốc đặc trị và rất dễ tái phát. Tốc độ lây lan nhanh, khả năng tái phát cao, khó chữa dứt điểm. Do đó, thực hiện các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khỏe là trên hết.

Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi “bệnh lậu lây qua đường nào?”. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Loading...