Bệnh hôi miệng dù không nguy hiểm nhưng mang đến nhiều điều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện nguyên nhân và tìm ra cách điều trị hôi miệng phù hợp rất quan trọng.
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các hợp chất sulphur được giải phóng trong miệng và phát ra khi giao tiếp. Một số nguyên nhân khiến cơ thể tăng cường giải phóng sulphur bao gồm:
Các bệnh về răng miệng
Vệ sinh răng không đúng cách, vệ sinh kém. Không vệ sinh mặt lưỡi hay không lấy cao răng thường xuyên… Đó là nguyên nhân gây các bệnh về răng miệng và bệnh hôi miệng. Hôi miệng cũng hình thành khi người bệnh mắc các vấn đề như:
- Viêm nướu, viêm nha chu, viêm nướu lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, áp xe…
- Viêm ở lưỡi, răng bị sâu, miệng bị nhiễm trùng hoặc lở loét…
- Răng thưa, răng giả bị đọng các mảng thức ăn ở kẽ răng, chân răng… Tại đây các vi khuẩn lên men và tạo những mùi rất khó chịu.
Hôi miệng do một số bệnh lý khác
- Các bệnh về mũi – xoang như viêm xoang, viêm tuyến bã vùng tiền đình, polyp mũi xoang… Khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Trào ngược dạ dày làm tăng lượng khí ở dạ dày lên khoang miệng. Do đó khiến hơi thở có mùi hôi.
- Một số bệnh khác như viêm họng, viêm amidan, ung thư vòm họng, bệnh chai gan, lao phổi…
Hôi miệng tạm thời do thực phẩm có mùi
- Sử dụng những thực phẩm có mùi đặc biệt như sầu riêng, mắm ruốc, mắm tôm… Hành tỏi và các loại rau thơm có mùi.
- Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích hay nước có gas trong thời gian dài cũng khiến hơi thở nặng mùi.
Cách điều trị dứt điểm bệnh hôi miệng
Do nguyên nhân gây hôi miệng khá phong phú và phức tạp. Vậy nên, khi thấy hôi miệng kéo dài bạn nên đến gặp nha sĩ để xác định nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do các vấn đề về răng miệng thì cần cải thiện việc vệ sinh, làm sạch răng hàng ngày.
Nếu sau khi có sự can thiệp của nha sĩ mà bệnh hôi miệng chưa thuyên giảm. Bạn cần làm thêm các xét nghiệm khác như ai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu… để có can thiệp xử trí phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số biện pháp cải thiện mùi hương hơi thở sau đây:
- Kẹo cao su hoặc nước súc miệng, dung dịch xịt thơm miệng… để chữa hôi miệng tạm thời.
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, giúp cải thiện các vấn đề về răng miệng.
- Ăn sữa chua: Sữa chua tốt cho tiêu hóa và giảm mùi hôi từ Hydrogen Sulfide trong miệng. Từ đó cải thiện chất lượng hơi thở.
- Bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, kiwi, dâu tây… Giúp hơi thở thơm mát hơn.
Xem thêm: Tác dụng của cam đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng và các cách điều trị trên đây sẽ giúp bạn sớm lấy lại hơi thở thơm tho cùng sự tự tin của mình. Bên cạnh đó, cũng đừng quên vệ sinh răng đúng cách và khám nha sĩ định kỳ để răng miệng luôn sạch, đẹp, thơm bạn nhé.