Bệnh đái tháo đường là gì? Nguyên nhân và biểu hiện?

Bệnh đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Bạn cần phải đi tìm hiểu nguyên nhân biểu hiện của bệnh để còn có các biện pháp chữa trị nhé! Cùng tạp chí đàn ông đi tìm hiểu nhé!

1.Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Thận và bệnh đái tháo đường có liên quan với nhau rất mật thiết. Bệnh nhân đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt đường huyết sẽ có biến chứng tổn thương các động mạch, trong khi đó thận có chức năng quan trọng là lọc máu từ các động máu đó. Ước đoán có khoảng 40% người bị đái tháo đường type 2 có biến chứng tại thận.

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng xảy ra ở trên tất cả những người có đái tháo đường, bất kể type 1 hay 2, cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng của tổn thương thận kéo dài, bất hồi phục và dẫn tới “bệnh thận mạn giai đoạn cuối”.

Đây là lúc thận bị tổn thương đến mức hoàn toàn không thể thực hiện các chức năng, các bác sĩ sẽ có chỉ định các phương pháp điều trị thay thế thận trên các bệnh nhân này.

Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Mỹ, có tới khoảng 40-50% những ca bệnh thận mạn giai đoạn cuối là có liên quan đến đái tháo đường.

2.Các dạng thường gặp của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường tuýp 1

  • Xảy ra khi cơ thể ngừng sản xuất insuline hoặc lượng insulin được sản xuất quá ít không đủ để điều hòa lượng glucose có trong máu.
  • Thường gặp ở trẻ em hoặc thiếu niên.
  • Đái tháo đường tuýp 1 còn được biết đến với cái tên “Đái tháo đường tuổi vị thành niên” hoặc “Đái tháo đường phụ thuộc insulin”.
  • Đái tháo đường tuýp 1 cũng có thể gặp ở những người lớn tuổi hơn do tụy bị hủy hoại bởi rượu, bệnh tật hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ. Nó cũng có thể là kết quả của bệnh suy tế bào beta tuyến tụy tiến triển, vốn là những tế bào sản xuất insulin.
  • Những bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 cần phải được điều trị bằng insulin mỗi ngày để duy trì cuộc sống. 

Đái tháo đường tuýp 2:

  • Là bệnh mạn tính phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ isulin hoặc khi các mô trong cơ thể không thể sử dụng insulin một cách bình thường.
  • Tiểu đường tuýp II thường gặp ở người trên 40 tuổi.
  • Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới.
  • Tiểu đường là bệnh có liên quan đến di truyền.
  • Người bị bệnh tiểu đường thường dễ bị một số bệnh đi kèm ảnh hưởng sức khỏe như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đục thuỷ tinh thể… và thường có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.

Đái tháo đường thai kỳ:

  • Là một thể đái tháo đường xảy ra trong nửa cuối thai kỳ.
  • Mặc dù đái tháo đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi sinh tuy nhiên những phụ nữ bị bệnh này sẽ dễ bị đái tháo đường type 2 hơn những phụ nữ khác sau này.
  • Những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ dễ sinh con to.

3.Biểu hiện của bệnh đái tháo đường

  • Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Mờ mắt;
  • Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
  • Khô miệng;
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

4.Nguyên nhân bị bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân bị bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường do tụy

Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tụy.

Sỏi tụy: Đây là biến chứng ít gặp.

Ung thư tụy nguyên phát hoặc thứ phát do ung thư nơi khác di căn đến: Ít gặp, các triệu chứng của bệnh lý ung thư lấn át bệnh đái tháo đường.

Loading...

Di truyền: Đái tháo đường type 1 do di truyền thường liên quan đến hệ kháng nguyên bạch cầu người (Human Leucocyte Antigen – HLA) trong cơ thể.

Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường tác động lên cơ thể làm tổn thương tuyến tụy, đặc biệt là tụy nội tiết bao gồm: Virus (quai bị, Rubella, Coxsakie B4), các chất hóa học có chứa Nitơ hay các chất độc từ củ sắn…

Yếu tố miễn dịch: Một số kháng thể tham gia vào miễn dịch dịch thể như kháng thể chống tế bào β tiểu đảo tụy, tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo (ICA), kháng thể kháng insuline (IAA)… được tìm thấy ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Ngoài ra, sự rối loạn tế bào Lympho T cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1.

Loading...