Thủy đậu là bệnh ngoài da lành tính nhưng vẫn có khả năng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần phải có nhận biết dấu hiệu thủy đậu để khi trẻ mắc phải đưa đi khám và điều trị kịp thời
- Hẹp bao quy đầu : Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Tác hại của rượu bia đến sức khỏe của con người như thế nào?
Bệnh thủy đậu là gì?
• Bệnh thủy đậu là bệnh siêu vi do siêu vi khuẩn ‘herpes zoster’ (còn được gọi là siêu vi khuẩn ‘Varicella-Zoster’) gây ra.
• Trẻ em mắc bệnh này thông thường chỉ bị bệnh tương đối nhẹ.
• Người lớn và người có hệ miễn dịch kém, khi bị bệnh thủy đậu (trái rạ) có thể bị bệnh trầm trọng.
• Ngày nay tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu (trái rạ) ngày càng giảm dần khi có nhiều người được chủng ngừa hơn.
Dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus gây bệnh có trong không khí, lây qua đường hô hấp do người lành hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắp hơi, xổ mũi. Người lành cũng có thể lây bệnh từ bóng nước bị vỡ ra, lây qua các vùng da bị tổn thương của người bệnh.
Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu thường có triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ. Một số trường hợp ở trẻ em có thể không có dấu hiệu báo trước.
Khi bị thủy đậu, trẻ thường xuất hiện trên người những nốt tròn nhỏ trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt sẽ nhanh chóng mọc thành mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể. Nốt rạ có nước sẽ tự khô nhưng những vùng da có mụn khô vẫn có thể lây cho người khác.
Biến chứng của thuỷ đậu
Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.
Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.
Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông).
Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona, có người còn gọi là giời leo.
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi.
Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh…
Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.
Cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh thủy đậu
Nếu phát hiện trẻ bị mắc bệnh thủy đậu, điều đầu tiên cần làm là cách ly trẻ tại nhà, bổ sung thêm vitamin C, mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Nên sắp xếp cho trẻ nằm trong phòng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Nên cho trẻ sử dụng các vật dụng sinh hoạt các nhân riêng như khăn mắt, cốc, bát, đĩa…
Vệ sinh mũi họng, thay quần áo và tắm rửa bằng nước ấm. Nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ hoặc có thể bọc tay để tránh biến chứng nhiễm trùng da cho các vết xước trẻ cào.
Ăn thức ăn mềm, lỏng, mát, dễ tiêu hoá. Dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ. Trong trường hợp sốt cao có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể sẽ khỏi nhanh hơn nếu được dùng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh thủy đậu không kiêng tắm, không kiêng gió, không tắm gốc rạ, không uống nước gốc rạ, không trùm kín người.
Tham khảo thêm những bí quyết giúp bạn trở thành một người đàn ông lịch lãm và bản lĩnh dưới đây:
Những bí quyết sống của người đàn ông lịch lãm, những điều trong cuộc sống người đàn ông nên biết
Gu thời trang nam – top những phong cách thời trang nam đang hot nhất!
Một số điều về đàn ông mà chị em phụ nữ cần biết